Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mà ai ai cũng biết. Tuy nhiên, tập thể dục đúng cách thì không phải ai cũng biết và tuân thủ theo, một số thói quen bạn nên tham khảo
Nên biết giới hạn của mình
Bạn luôn đề ra mục tiêu bài tập phải hoàn thành, nhưng bạn cũng cần nhận thức và hiểu được những hạn chế của mình. Đừng vì đề ra mục tiêu quá cao trong luyện tập mà làm bị thương cho bản thân. Chẳng hạn chân bạn đau nhưng bác sĩ khuyên bạn tập đi bộ nhưng thay vì vậy bạn lại chạy bộ điều đó khiến chân bạn ngày càng đau hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nên áp dụng những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như có một thời gian biểu thích hợp tập điều đó sẽ làm tăng hiệu suất của việc tập hơn
Tập thích hợp cường độ thân thể
Cách tính nhịp tim tối đa cho một phút: đối với nữ trừ số tuổi cho 220, nam trừ số tuổi cho 226. Dựa vào đây để tăng mức hoạt động mà tim bạn có thể chịu đựng. Bạn phải tập tới cường độ tối đa mà cơ thể có thể chịu đựng khi đó chất lượng của buổi tập thật tuyệt vời, chất béo được đốt cháy và có thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bạn không thể luôn để cơ thể tập với cường độ tối đa mà bạn còn phải giảm cường độ đúng thời gian hợp lý, nếu không bạn sẽ bị chấn thương cách đáng tiếc.
Tập thích nghi với bài tập
Cơ thể của mỗi người luôn luôn thích nghi với các kích thích khi quen dần. Bạn lâu rồi không tập thể dục sẽ khó khăn cho những buổi tập đầu tiên. Giống như chạy bộ ngày đầu tiên, về bạn sẽ cảm thấy 2 chân đau. Nhưng nếu bạn chạy liên tiếp 10 ngày thì đảm bao sau 10 ngày đó chân bạn sẽ không bị cảm giác đau nữa. Vì cơ thể đã thích nghi với việc chạy bộ như thế. Để đảm bảo được thói quen không đau chân bạn hãy duy trì ít nhất cho hai lần tập cho một tuần. Hãy để cơ thể bạn luôn luôn có kích thích để giữa sức khỏe và dáng. Lâu lâu hãy thoát khỏi thói quen để bạn ít bị chấn thương lúc tập.
Tập luyện cơ
Tập để đốt cháy calo, đồng thời cũng nên quan tâm đầy đủ đến các bộ phận, bạn không thể chỉ tập mỗi phần bụng mà quên đi các phần khác, điều đó sẽ làm cho cơ thể bạn mất cân đối. Ví dụ: nếu bạn thực hiện bài chống đẩy, bạn đang kết hợp vai, đầu, ngực và cơ bụng, sau đó bạn có thể chuyển qua các bài tập lắc chân. Bạn đã thay đổi bộ phận cơ luyện tập nhưng vẫn không phải là ngừng tập.
Luyện tập tạ cũng là điều tốt, bạn đừng ngại tập tạ vì tập chúng bạn sẽ giúp nhịp tim của mình tốt hơn và cơ của bạn săn chắc. Đừng lo lắng tăng cân vì nếu muốn tăng cân bạn cần phải tập nặng và ăn nhiều calo hơn mức tiêu thụ thì bạn mới tăng cân được. Bạn hãy tập tạ với mức thấp nhưng nâng khoảng 12-16 lần cho một lần tập.
Tập thể dục khi bụng đói
Nhiều người suy nghĩ rằng, tập thể dục khi đói bụng sẽ đốt cháy nhiều chất béo hơn. Điều đó thì có nhiều chứng minh trái chiều. Nhưng thực tế rằng, khi cơ thể bạn đói bạn không có sức để làm bất cứ điều gì một cách chuyên tâm khi bao tử luôn réo, điều đó cũng ảnh hưởng cho bao tử của bạn yếu hơn. Khi luyện tập, cơ thể bạn cần một lượng glucose( đường trong máu) nhất định để sử dụng trong thời gian đó, nếu bạn không có sẵn lượng đường này thì chúng sẽ chuyển hóa từ cơ của bạn thành năng lượng để bạn có năng lượng tập. Lượng đường trong máu giảm thấp sẽ khiến bạn mệt mỏi và cả chóng mặt trong suốt buổi tập. Vì thế hãy ăn nhẹ và lành mạnh trước buổi tập tầm 45 phút với các món ít chất béo, chuối, bơ, hạnh nhân … chúng sẽ cung cấp nhiên liệu cần thiết cho một buổi tập tốt.
Khởi động đúng cách
Để khởi động đúng cách, hãy thực hiện tầm 5-10 phút chạy bộ, nhảy dây để các cơ và khớp của bạn nóng lên từ từ tránh những chấn thương không đáng có khi chưa khởi động, Những bài tập đưng hoặc ngồi và kéo căng cơ thì bạn hãy để chúng sau buổi tập.
Ảnh: Alexas_fotos/ Pixabay